Trong thời đại hiện nay, chúng ta gặp rất nhiều trường hợp táo bón ở phụ nữ mang thai và thường băn khoăn không biết táo bón có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của thai nhi không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này các bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!

tao-bon-o-phu-nu-mang-thai-nguyen-nhan-va-cach-phong-ngua-an-nam-lab-800x600px
tao-bon-o-phu-nu-mang-thai-nguyen-nhan

Trước hết chúng ta hãy cùng đi tìm nguyên nhân để biết tại sao táo bón ở phụ nữ mang thai

  • Do Hormone: trong quá trình mang thai, nồng độ Hormone progesterone tăng cao trong ba tháng đầu để hỗ trợ cho phôi thai phát triển. Do đó lượng progesterone trong dạ dày, ruột, thực quản cũng tăng lên gây ra chứng chậm tiêu và làm tích tụ thức ăn trong dạ dày, ruột dẫn đến buồn nôn, táo bón.
  • Ở phụ nữ mang thai kích thước tử cung tăng gây chèn ép các cơ quan trong ổ bụng và làm tăng áp lực tại ổ bụng và vùng hậu môn trực tràng do đó tình trạng táo bón ở phụ nữ mang thai hay xảy ra.
  • Khi mới mang thai, tình trạng nôn ói do nghén có khả năng gây mất nước. Mặt khác cuối thai kỳ, thai nhi phát triển gây chèn ép lên ổ bụng nên cũng dễ làm phụ nữ mang thai bị bón.
  • Do lúc mang thai thường bị ốm nghén làm sản phụ luôn cảm thấy mệt mỏi và lười vận động. Vì thế hệ thống tiêu hóa và điều tiết sẽ bị ảnh hưởng do không vận động, khiến chị em sẽ gặp phải trường hợp táo bón ở phụ nữ mang thai.
  • Do khi mang thai chế độ ăn uống không cân đối, thiếu chất xơ: Hầu như với những gia đình có phụ nữ mang thai sẽ rất chú trọng việc bổ sung dưỡng chất cho mẹ và bé, nhưng sẽ có trường hợp các gia đình bổ sung nhiều các chất đạm, protein, tinh bột, không bổ sung cấc chất xơ khiến hệ thống bài tiết khó khăn, không còn trơn tru. Vì thế sẽ gặp trường hợp táo bón ở phụ nữ mang thai.
  • Ở phụ nữ mang thai thường hay đi tiểu nhiều vào ban đêm nên các sản phụ thường ngại uống nước.

MANG THAI BỊ TÁO BÓN THÌ GÂY ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI?

Vấn đề táo bón ở phụ nữ mang thai khiến cơ thể dễ thiếu hụt các chất dinh dưỡng do chất thải và khí đọng lại trong dạ dày ruột gây cảm giác no hơi, đầy bụng, nôn…các sản phụ không muốn ăn vì ăn vào càng thấy khó chịu hơn dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai.

Khi đi vệ sinh các sản phụ bị táo bón thường phải dùng một lực rất mạnh để rặn nên có thể gây sẩy thai. Mặt khác khi gặp tình trạng táo bón ở phụ nữ mang thai, các chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa như amoniac bị tích tụ lâu trong ruột rồi bị tái hấp thu vào máu gây nhiễm độc mãn tính ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

CÁCH PHÒNG NGỪA TÁO BÓN Ở PHỤ NỮ MANG THAI

Do táo bón không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của sản phụ mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi vì vậy để tránh những tác hại do táo bón gây ra các sản phụ nên thực hiện các cách sau để phòng ngừa tình trạng táo bón khi mang thai nhé!

  • Hãy uống đủ nước mỗi ngày: nước chính là một loại thuốc nhuận tràng hiệu quả và an toàn với sản phụ vì vậy hãy uống đủ nước mỗi ngày.
  • Một chế độ ăn giàu chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn và làm việc hiệu quả hơn. Các sản phụ nên ăn nhiều trái cây, rau, củ, quả để cung cấp đủ lượng chất xơ cho cơ thể.
  • Vận động nhẹ nhàng thường xuyên cũng giúp ngăn ngừa táo bón ở phụ nữ mang thai. Vì vậy những sản phụ do tính chất công việc phải ngồi nhiều thì nên tham khảo các bài tập yoga dành cho bà bầu để có thể phòng ngừa hiệu quả bệnh táo bón.
  • Khi có nhu cầu đi vệ sinh thì không được nhịn, nếu nhịn đi vệ sinh sản phụ sẽ làm tăng nguy cơ bị bón hay bị bệnh trĩ.
  • Một số sản phụ thường bị bón khi dùng viên sắt, để hạn chế bị táo bón do viên sắt gây ra các sản phụ nên chon các viên sắt có nguồn gốc hữu cơ như sắt fumarat, sắt gluconat. Các loại thuốc sắt này sẽ được cơ thể hấp thu tốt hơn sắt vô cơ như sắt sulfat và cũng ít gây kích ứng trên dạ dày ruột
tao-bon-o-phu-nu-mang-thai-phong-ngua-an-nam-lab-800x600px
tao-bon-o-phu-nu-mang-thai-cach-phong-ngua

CÁC LOẠI RAU CỦ VÀ TRÁI CÂY GIÚP PHÒNG NGỪA TÁO BÓN Ở PHỤ NỮ MANG THAI

  • Bí đỏ: Bí đó là một trong những thực phẩm rất tốt cho bà bầu, trong bí đỏ có chứa nhiều vitamin A, E, C, B6, sắt, kẽm, chất xơ không chỉ giúp bồi bổ cơ thể mà còn giúp nhuận tràng phòng ngừa táo bón và trĩ.
  • Cà rốt: có nhiều người cho rằng cà rốt sẽ làm nặng hơn tình trạng táo bón nhưng thông tin đó hoàn toàn không có cơ sở. Trong cà rốt có chứa nhiều beta-caroten ( tiền vitamin a), B1, B2, B9 và vitamin C, sắt, canxi, chất xơ do đó có tác dụng điều hòa nhu động ruột, nhuận tràng và giúp đường ruột thông thoáng.
  • Khoai lang: Trong khoai lang chứa rất ít chất béo, không có cholesterol mà lại chứa rất nhiều chất xơ vì vậy củ và rau khoai lang rất thích hợp để để phòng ngừa táo bón cho bà bầu.
  • Chuối: trong chuối chín có nhiều các vitamin, các nguyên tố như kali, magie, chất xơ hòa tan nên không chỉ có hiệu quả trong phòng ngừa táo bón ở phụ nữ mang thai mà còn là nguồn cung cấp vitamin rất dồi dào
  • Táo: trong táo hàm lượng các khoáng chất hữu ích như magie, kali, phosphor, mangan, lưu huỳnh bên cạnh đó táo còn chứa nhiều các chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan do đó rất hữu ích trong việc phòng ngữa các bệnh táo bón ở phụ nữ mang thai.
  • Lá phan tả diệp: Lá phan tả diệp có tính hàn và là khắc tinh của bệnh khó tiêu, táo bón, có thể đun nước uống hoặc sử dụng trà Phan tả diệp gạo lứt An Nam cho tiện lợi và dễ uống hơn. Vì trong trà phan tả diệp An Nam còn có gạo lứt, cỏ ngọt,… làm tăng hương vị và dược tính trong trà. Bạn có thể mua trà tại đây. Tuy nhiên An Nam khuyên các chị em rằng do dược tính của lá này khá mạnh nên lưu ý khi chọn sử dụng sản phẩm. Hãy chọn những phương án tự nhiên bằng rau củ nhẹ nhàng để không bị ảnh hưởng đến mẹ và con.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.