Táo bón là tình trạng bệnh lý thường gặp ở trẻ em, đây là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, thiếu nước, chế độ ăn thiếu chất xơ. Trường hợp trẻ em táo bón lâu ngày có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như gặp khó khăn trong việc điều trị. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ em táo bón lâu ngày và cách điều trị như nào an toàn nhất?
Theo nghiên cứu cho rằng; Có ít nhất 30% trẻ em táo bón cần được điều trị và chăm sóc một cách khoa học. Trẻ bị táo bón lâu sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây khó khăn cho việc điều trị cũng như sức khỏe của trẻ nhỏ. Vì thế, bố mẹ cần trang bị kiến thức cơ bản về triệu chứng của bệnh để sớm nhận biết, ngăn chặn bệnh kéo dài.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TÁO BÓN TRẺ EM LÀ GÌ?
Táo bón là tình trạng trẻ đi tiêu không thường xuyên (ít hơn 3 lần/tuần) hoặc đi tiêu khó khăn, đau đớn, gây căng thẳng cho chính bản thân trẻ và gia đình. Một số trường hợp táo bón ở trẻ không phải do bệnh tật hoặc nguyên nhân nào khác được gọi là táo bón vô căn. Do đó, bố mẹ cần sớm nhận biết trẻ em táo bón để có phương án phòng ngữa và ngăn chặn tình trạng táo bón kéo dài (mãn tính). Theo tiêu chuẩn của NICE (National Institute for Health and Care Excellence) vào năm 2010, sẽ có một số dấu hiệu táo bón trẻ em mà phụ huynh có thể nhìn thấy được:
- Có <3 lần/tuần đi tiêu hoặc số lần đi tiêu không thường xuyên so với bình thường;
- Phân cứng cộng với gắng sức rặn làm chảy máu hậu môn;
- Phân to, cứng hoặc phân rất to, có thể làm nghẹt toilet;
- Trẻ khó chịu và căng thẳng mỗi khi đi tiêu;
- Tiền sử hoặc đang bị nứt hậu môn, đau và chảy máu do phân cứng.

5 NGUYÊN NHÂN PHỔ BIẾN KHIẾN TRẺ EM TÁO BÓN
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón, dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến gây táo bón ở trẻ em:
– Do chế độ ăn uống không cân đối
Chất xơ trong thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự di chuyển của phân trong ruột. Thiếu chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ có thể làm cho phân trở nên khô và khó đi qua ruột, khiến trẻ em táo bón. Tuy nhiên, phần lớn trẻ em không thích ăn chất xơ nên phụ huynh cần có những cách chế biến xen lẫn cũng các đồ ăn khác để trẻ có thể vừa bổ sung thêm chất xơ vừa giúp trẻ ăn không thấy ngán.
– Trẻ em thiếu nước
Sự thiếu nước trong cơ thể cũng là một nguyên nhân phổ biến gây trẻ em táo bón. Nước giúp làm mềm phân và tăng cường sự di chuyển của nó trong hệ tiêu hóa. Hàng ngày, tùy độ tuổi thì cần nạp cho trẻ từ 1-1.5 lít nước mỗi ngày. Nếu trẻ không uống đủ nước hàng ngày, có thể dẫn đến việc trẻ em táo bón. Nên các mẹ để ý bổ sung nước thường xuyên cho các bé nhé.
– Trẻ em bị thiếu hoạt động vận động
Hoạt động vận động của trẻ cũng như một cách để cái thiện các hệ thống tiêu hóa trong cơ thế giúp cho các cơ quan hoạt động được trơn tru và hiệu quả hơn. Việc thiếu vận động của trẻ sẽ khiến cho hiệu suất của ruột cũng như các cơ quan khác bị giảm đáng kế. Do đó, sự thiếu hoạt động vận động như ít chơi ngoài trời, thiếu tập thể dục, ngồi lâu trước màn hình có thể làm trẻ em táo bón. Vậy nên, phụ huynh cần chăm chỉ hoạt động, chơi với con và giúp các con hoạt động nhiều hơn lên nhé.
– Do thay đổi chế độ ăn
Việc thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ như từ sữa mẹ sang cháo hoặc thức ăn khác sẽ khiến hệ thống đường ruột và các cơ quan tiêu hóa thay đổi. Các cơ quan cần có một khoảng thời gian thích nghi trước khi có thể hoạt động trơn tru. Trong khoảng thời gian này, trẻ em rất dễ gặp các vấn đề về bệnh lý táo bón. Việc trẻ em táo bón sẽ có thể xảy ra trong khoảng thời gian ruột thích nghi này. Vì thế, các phụ huynh nên để ý trong khoảng thời gian này. Hãy cho trẻ em chuyển dần dần chế độ ăn hoặc trong khoảng thời gian thay đổi cho trẻ ăn những đồ ăn thực phẩm dễ tiêu thì sẽ tránh được vấn đề trẻ em táo bón trong giai đoạn này.

– Các vấn đề y tế khác
Một số vấn đề y tế khác như bất cân đối hormon, tuyến giáp hoạt động kém, bệnh lý ruột hay dạ dày có thể gây trẻ em táo bón,…
- Trẻ bị bệnh cường giáp: Bệnh cường giáp làm giảm hoạt động của cơ ruột cùng với các triệu chứng khác.
- Bệnh bệnh phì đại tràng bẩm sinh: trẻ mắc bệnh này thường nhẹ cân hơn so với bình thường, chúng cũng có thể bị ói mửa và có kích thước phân nhỏ hơn. Trẻ mắc bệnh này cần phải mổ, nếu không sẽ dẫn tới biến chứng phình đại tràng nhiễm độc, sốc nhiễm trùng, có thể thủng ruột.
- Bệnh đái tháo đường: Trẻ mắc bệnh đái tháo đường cũng có thể bị táo bón.
- Các bệnh liên quan đến thần kinh cũng có thể là nguyên nhân gây tình trạng táo bón nặng bao gồm các bệnh như bại não, chậm phát triển tâm thần hoặc các vấn đề về cột sống. Trẻ bị rối loạn thường gặp vấn đề về vận động bao gồm những cử động ruột bất thường và thiếu sự phối hợp trong vận động ruột.
ĐIỀU TRỊ TRẺ EM TÁO BÓN AN TOÀN CÙNG TRÀ AN NAM
Việc chữa trị căn bệnh lý trẻ em táo bón này thường được phụ huynh quan tâm và suy nghĩ rất kĩ lưỡng. Do là còn nhỏ nên có thể sẽ gặp nhiều vấn đề hơn so với người lớn. Việc chữa trị bằng thuốc tây có thể coi là cách phổ biến nhất, hiệu quả tốt. Tuy nhiên như các mẹ đã biết, việc cho trẻ em uống thuốc không phải là đơn giản. Từ thời xa xưa, khi cách trị bệnh bằng thuốc Tây y chưa ra đời thì ông bà chúng ta vẫn rất chuộng cách chữa trị bằng Đông y: sử dụng các thành phần nguyên liệu từ thiên nhiên có tác dụng tá dược hỗ trợ điều trị bệnh cao, vừa an toàn lại còn hiệu quả.
Tiếp thu được cách làm của ông cha ta thời xưa, An Nam đã tạo ra sản phẩm hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu, táo bón – Trà phan tả diệp An Nam. Với thành phần chính là phan tả diệp – nguyên liệu đông y có dược tính điều trị táo bón cực cao và an toàn. Thay vì phải cho trẻ uống thuốc, các phụ huynh có thể cân nhắc sử dụng trà pha thay nước lọc cho các con uống. Hiệu quả sẽ vô cùng tốt mà an toàn do tất cả các nguyên liệu đều lấy từ thiên nhiên. Vừa giúp cho trẻ hết bệnh lại có thể bổ sung nước thường xuyên cho con của mình. Mọi người có thể mua trà Phan tả diệp tại đây.
Xem thêm: Phan tả diệp – khắc tinh của bệnh khó tiêu, táo bón