Bệnh Táo bón theo nghiên cứu cho thấy trên thế giới với tỷ lệ 17% dân số toàn cầu bị mắc bệnh, trong đó, chỉ 12% số người tự xác định được bệnh. Bệnh Táo bón xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở những người trên 65 tuổi với tỷ lệ 30-40%. Phụ nữ có tỷ lệ mắc táo bón cao gấp 3 lần nam giới. Tuy nhiên cũng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Hiểu rõ về táo bón sẽ giúp bạn có biện pháp phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm, nhằm tránh tình trạng táo bón lâu ngày, gây ra các nguy cơ tiềm ẩn về đường tiêu hóa như trĩ, các bệnh về hậu môn trực tràng.

1. TÁO BÓN LÀ GÌ? TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TÁO BÓN LÂU NGÀY?

   Táo bón là khi bạn đi vệ sinh ít hơn 3 lần/1 tuần, tình trạng kéo dài gây ra nhiều khó chịu cho người mắc phải. Wikipedia định nghĩađây là trạng thái đi tiêu phân khô cứng, buồn đi mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi tiêu lâu hoặc nhiều ngày mới đi tiêu một lần”.

   Tình trạng còn gây đau bụng, đau đầu, mất sức khi đi vệ sinh. Thông thường, hiện tượng này chỉ diễn ra và kết thúc trong vài ngày, mặc dù vậy vẫn có nhiều người bị táo bón mãn tính do có liên quan đến bệnh lý rối loạn chức năng vận chuyển của ruột hay là khởi đầu của một số bệnh lý như: bệnh đại tràng, suy giáp trạng, tăng canxi máu, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể… Táo bón ở người già là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh trĩ.

tai sao bi tao bon an nam
tai-sao-bi-tao-bon-an-nam

   Ai cũng có thể gặp phải hiện tượng này, nhất là người già, người béo và phụ nữ sau sinh. Đặc biệt, tình trạng táo bón ở trẻ em rất phổ biến. Nhóm thanh niên, người làm việc nơi công sở cũng dễ mắc phải do ngồi nhiều, ít vận động và tâm lý căng thẳng quá mức.

Nguyên nhân gây ra táo bón lâu ngày

   Táo bón có thể đến từ một hoặc nhiều nguyên nhân cùng lúc. Cụ thể:

  • Do Ăn uống không khoa học, chế độ ăn nhiều đạm, ít chất xơ, không uống đủ nước.
  • Thường xuyên căng thẳng, ít vận động
  • Do uống thuốc tây hoặc sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê…
  • Thường xuyên nén, nhịn đi vệ sinh.
  • Đột ngột thay đổi môi trường sống, thói quen sinh hoạt có thể ảnh hưởng đến chức năng ruột.

   Đông y cho rằng tình trạng này là do đại tràng tích nhiệt, khí trệ hoặc âm dương khí huyết suy hư, khiến cho ruột già mất khả năng điều khiển. Ngoài ra, bế tắc của phế khí cũng là một nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khả năng bài tiết phân của đại tràng.

Bệnh táo bón có triệu chứng như nào?

   Ngoài các triệu chứng dễ thấy như là: đi đại tiện ít hơn 3 lần/1 tuần, đường kính phân lớn, cứng, rất khó đẩy ra ngoài mà phải rặn nhiều lần mới được, thì còn có các triệu chứng đi kèm như: đau bụng, đau ở hậu môn khi đi đại tiện, có máu bám trên bề mặt phân cứng… Ngoài ra, trong những trường hợp nặng, diễn ra trong nhiều ngày sẽ dẫn tới một số hiện tượng sau đây:

  • Sốt
  • Nôn
  • Chướng bụng
  • Người xanh xao, sút cân
  • Nứt hậu môn
  • Sa trực tràng

   Thông thường tình trạng  sẽ hết ngay sau một vài ngày và không gây quá nhiều phiền phức. Tuy nhiên, nếu lặp lại nhiều lần, diễn biến lâu ngày thì cần phải điều trị.

2. CÁCH CHỮA BỆNH TÁO BÓN HIỆU QUẢ, AN TOÀN

   Điều trị có các phương pháp như: dùng thuốc táo bón (trong đó có thuốc tây và các bài thuốc Đông y từ những nguyên liệu dễ kiếm), ngoài ra chế độ ăn uống và vận động hợp lý cũng giúp cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả.

Điều trị bằng phương pháp dân gian

   Từ xa xưa người bệnh đã biết cách áp dụng các bài thuốc dân gian vào điều trị táo bón. Đó đều là bài thuốc từ những nguyên liệu vô cùng đơn giản, quen thuộc và dễ kiếm trong cuộc sống hàng ngày.

   Các bài thuốc được áp dụng nhiều nhất là:

  • Sung và sữa tươi: Đun nóng sữa và sung, dùng hàng ngày.
  • Mận khô: Ăn hằng ngày hoặc đun rồi ép lấy nước, uống 2 lần/ngày.
  • Mật ong và sữa ấm: Uống mỗi ngày vào buổi sáng.
  • Bột từ hạt thì là: Pha với nước ấm uống mỗi ngày.

   Tuy có tác dụng nhưng các biện pháp dân gian này chỉ nên áp dụng khi bệnh ở tình trạng tương đối nhẹ. Đối với người bị nặng, lặp lại nhiều lần sẽ không có được hiệu quả tốt nhất. Khi đó, theo các chuyên gia thì việc áp dụng các bài thuốc Đông y trị táo bón sẽ đem lại hiệu quả tối ưu nhất. Bởi phương pháp này hoạt động dựa trên nguyên lý tác động từ căn nguyên gây bệnh, giúp cơ thể điều hòa lại khí huyết, lưu thông kinh mạch, từ đó cân bằng và khôi phục lại chức năng của cơ thể.

 

cach-chua-tri-benh-tao-bon-an-toan-hieu-qua-tu-thao-moc-thien-nhien

Điều trị loại trà thảo mộc hỗ trợ khó tiêu, táo bón

   Có rất nhiều nguyên liệu từ thiên nhiên có tác dụng cực tốt trong việc điều trị chứng khó tiêu, táo bón lâu ngày, điển hình nhất là lá phan tả diệp (hay còn được gọi là lá tiêm diệp). Do loại lá này pha không thì sẽ khá khó uống, nên An Nam đã phối trộn lá phan tả diệp với các nguyên liệu từ thiên nhiên khác vừa tạo mùi vị thơm cho trà vừa có nhiều tác dụng hơn trong một gói trà. Tất nhiên, do là sản phẩm từ thiên nhiên 100% nên rất an toàn, hiệu quả và không bị tác dụng phụ gì mấy. Các bạn có thể tham khảo sản phẩm tại đây.

Xem thêm: Công dụng tuyệt vời của lá phan tả diệp.

Người bị bệnh táo bón lâu ngày nên ăn uống như thế nào?

   Ăn gì trị táo bón cũng rất được người bệnh quan tâm. Thực tế, một chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động, tập thể dục đã giúp bạn không còn phải lo lắng về bệnh tật và hạn chế được tối đa nguy cơ mắc táo bón. Vậy bị táo bón ăn gì thì tốt? Người bệnh nên:

  • Ăn đủ bữa, đủ chất, đúng giờ, không làm việc khác khi đang ăn.
  • Người bệnh nên ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: rau xanh, hoa quả tươi, các loại măng, đặc biệt là nho khô… giúp phân xốp, khối lượng phân tăng đáng kể sẽ kích thích vận động đường ruột co bóp và giữ được nước trong phân, tránh phân bị khô và giảm được khả năng phát triển táo bón.
  • Ăn sữa chua bởi chứa nhiều vi khuẩn Probiotic – một loại vi khuẩn tốt, có lợi cho sức khỏe, sống trong đường tiêu hóa. Vi khuẩn này giúp cho thức ăn được tiêu hóa một cách nhanh chóng và giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Uống đủ 2 lít nước/ngày giúp làm mềm phân, sạch đường tiêu hóa.
  • Ăn thực phẩm giúp nhuận tràng, giàu vitamin nhóm B như mật ong, vừng, rau mồng tơi, khoai lang, chuối tiêu, đu đủ, củ cải, giá đỗ…

   Và cần phải kiêng những thực phẩm, đồ uống sau:

  • Kiêng sử dụng các loại kích thích như trà, cà phê… các gia vị như hẹ, tỏi, ớt…
  • Không nên ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa.
  • Hạn chế ăn đồ khô như đậu tương, lạc…
  • Ngủ đủ giấc và hạn chế căng thẳng.

   Ngoài ra, người bệnh nên tránh ngồi lâu một chỗ mà cần phải tích cực vận động cơ thể, tập luyện các môn thể thao phù hợp với thể trạng, sở thích. Một điều rất quan trọng đó là rèn luyện thói quen đi đại tiện đều đặn, nên đại tiện vào buổi sáng hoặc khoảng 30 phút sau bữa ăn sáng, vì đây là thời điểm dễ dàng đi vệ sinh nhất. Không được nhịn đi vệ sinh khi có dấu hiệu muốn đại tiện. Có thể dùng vòi hoa sen, xả nước vào hậu môn để làm mềm phân và giảm sự khó chịu khi đi vệ sinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.