Hiện nay, bệnh lý thiếu ngủ đang trở thành căn bệnh thời đại, không chỉ với người già mà giới trẻ cũng đã gặp các trường hợp tương tự. Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia, có từ 10-30% người trong độ tuổi trưởng thành phải “vật lộn” với chứng thiếu ngủ hay bệnh lý thiếu ngủ kinh niên.

   Tình trạng thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, mà còn kéo theo nhiều bệnh nguy hiểm khác như bệnh tim mạch, cao huyết áp, suy tim, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, đột tử trong đêm và tai biến mạch máu não.Vậy bệnh lý thiếu ngủ là gì? Những hậu quả nghiêm trọng như thế nào khi bạn mắc phải bệnh lý thiếu ngủ?

 

7 tác hại của bệnh lý thiếu ngủ đối với sức khỏe
Tác hại của bệnh lý thiếu ngủ đối với sức khỏe

BỆNH LÝ THIẾU NGỦ LÀ GÌ?

   Bệnh lý thiếu ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ với nhiều dạng thức khác nhau như khó đi vào giấc ngủ, không thể ngủ sâu giấc, thường xuyên thức dậy sớm dù ngủ chưa đủ giấc, không thể quay lại giấc ngủ bình thường,… 

Người bị thiếu ngủ sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy, thường xuyên buồn ngủ nhưng lại không thể ngủ được, làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống.

Có thể chia tình trạng mất ngủ làm 2 dạng thức chính:

  • Bệnh lý thiếu ngủ cấp tính: Thiếu ngủ không thường xuyên, không kéo dài quá 1 tháng.
  • Bệnh lý thiếu ngủ mãn tính: Thiếu ngủ mang tính chất thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài từ 1 tháng trở lên.

Nguyên nhân khiến bạn mắc phải bệnh lý thiếu ngủ?

   Theo các chuyên gia, 80% trường hợp rối loạn giấc ngủ do tình trạng thiếu máu não. Trong đó bệnh thiếu ngủ là chứng bệnh phổ biến nhất trong hội chứng rối loạn giấc ngủ. Thiếu ngủ chịu tác động từ nhiều yếu tố, tuy nhiên, theo các nghiên cứu chuyên sâu, bệnh thiếu ngủ liên quan chặt chẽ đến tình trạng stress, căng thẳng… làm tăng sinh quá mức các gốc tự do. Độc chất này gia tăng và tấn công vào tất cả các cơ quan trong cơ thể, tập trung nhất ở những nơi tiêu thụ nhiều oxy, đặc biệt là các mạch máu não, thúc đẩy sự hình thành mảng xơ vữa và cục huyết khối, cản trở dòng máu vận chuyển oxy lên não gây ra những rối loạn cho cơ thể, điển hình là rối loạn giấc ngủ, thiếu ngủ, mất ngủ. 

   Tình trạng thiếu ngủ thường có xu hướng tiến triển nặng thêm, ít khi tự thuyên giảm bởi khi đã mất ngủ, cơ thể càng dễ bị tác động tiêu cực bởi stress, căng thẳng và khiến các gốc tự do tăng sinh nhiều hơn.

Xem thêm: 5 loại trà thảo mộc giúp ngủ ngon, giảm bệnh lý thiếu ngủ.

TOP 7 TÁC HẠI NGUY HIỂM TỪ BỆNH LÝ THIẾU NGỦ GÂY RA ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

   Bệnh lý thiếu ngủ cấp tính hay thiếu ngủ mãn tính đều gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe và cuộc sống của chúng ta. Cụ thể, bệnh lý thiếu ngủ kéo dài xảy ra một thời gian có thể dẫn đến

  1. Mệt mỏi và khó tập trung:hững người thiếu giấc ngủ thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải và không tập trung được vào công việc. Hệ miễn dịch của họ cũng thường kém hơn so với những người đủ giấc ngủ.

  2. Sức đề kháng kém: Hệ miễn dịch của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi việc thiếu ngủ, làm cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng và bệnh tật.

  3. Tăng nguy cơ bị các vấn đề sức khỏe: việc mắc phải bệnh lý thiếu ngủ cũng có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tiểu đường.

  4. Nguy cơ mắc bệnh ung thư: Nghiên cứu cho thấy, người thiếu ngủ thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những người đủ giấc ngủ.

  5. Lão hóa da: Bệnh lý thiếu ngủ cũng có thể làm cho bạn có làn da khô ráp, dễ lão hóa và vết thương trên da khó lành hơn.

  6. Tâm lý bất ổn: Thiếu ngủ có thể gây ra các vấn đề về tâm lý, như cảm giác buồn chán, lo lắng và khó kiểm soát cảm xúc.

  7. Tăng cân: Bệnh lý thiếu ngủ cũng có thể khiến cơ thể bạn thiếu năng lượng và dẫn đến việc ăn nhiều hơn, sử dụng thực phẩm kém chất lượng và gây thừa cân. Nếu bạn không đủ giấc ngủ, bạn có thể bị ảo giác, chóng mặt và dễ gặp tai nạn khi tham gia giao thông.

Cách cải thiện, giảm bớt tình trạng của bệnh lý thiếu ngủ.

  • Hoạt động thể chất ban ngày như đi bộ, yoga, thiền,… có thể giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Tăng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ thúc đẩy cơ thể sản xuất melatonin – một loại hormone hỗ trợ cho giấc ngủ.
  • Không uống cà phê, và các chất chứa caffein vào buổi chiều đến tối, nó sẽ khiến bạn khó ngủ hơn. 
  • Tránh uống rượu trước khi ngủ.
  • Tạo môi trường ngủ dễ chịu sẽ giúp bạn vào giấc ngủ tốt và sâu hơn.
  • Ăn một chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau xanh, trái cây, cá, ngũ cốc và sử dụng các loại trà, đồ uống giảm căng thẳng não bộ như trà hoa cúc, trà thanh nhiệt,….

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.